Trang Chủ » Giá phụ tùng ôtô siêu đắt ở Trung Quốc

ếu thay thế tất cả các bộ phận trên một chiếc Mercedes C-class, tổng chi phí sẽ cao gấp 12 lần xe mới.

Hôm thứ ba vừa rồi General Motors cho biết chính quyền Trung Quốc "sờ gáy" hãng xe này để điều tra chống độc quyền mở rộng nhắm vào các hãng xe nước ngoài. Một ngày trước đó, mạng lưới đại lý của liên doanh Audi tại Trung Quốc vi phạm luật chống độc quyền mở rộng và sẽ bị trừng phạt bởi chính phủ.

Cái khó mà các hãng xe gặp phải là một phần trong khó khăn chung của các công ty nước ngoài khi Trung Quốc thực thi mạnh mẽ luật chống độc quyền. Những hãng lớn như Microsoft, Qualcomm, Accenture và nhiều hãng sữa bột trẻ em bị "gõ cửa" trong năm qua.

2015-mercedes-benz-c-class-act-1391-4389

Tổng giá trị thay thế các bộ phận của C-class cao gấp 12 lần mua xe mới.

Chính quyền Trung Quốc để mắt tới nhiều hãng xe mùa hè này, mặc dù một vài hãng bị chỉ đích danh. Trọng tâm của cuộc điều tra là liệu các hãng xe có ép buộc đại lý của họ thiết lập mức giá cao cho phụ tùng thay thế hay không? Hiệp hội bảo hiểm Trung Quốc và Hiệp hội bảo dưỡng và sửa chữa ôtô nước này cho biết thay thế tất cả các bộ phận trên một chiếc Mercedes C-class có chi phí cao gấp 12 lần khi mua một chiếc xe mới.

Daimler, hãng mẹ của Mercedes, từ chối bình luật về vấn đề này với New York Times. Văn phòng Daimler Thượng Hải bị ghé thăm một ngày sau khi hãng này cho biết sẽ cắt giảm 15% mức giá bán phụ tùng thay thế tại Trung Quốc để đáp ứng cuộc điều tra chống độc quyền trong ngành công nghiệp.

Hôm thứ ba, GM đối phó bằng cách đưa ra mức chi phí về giá các bộ phận thay thế, trung bình trên Cadillac là 330% so với giá một mẫu xe mới, cho Buick là 284% và cho Chevrolet là 265%.

Chi nhánh chính của GM ở Trung Quốc là GM Thượng Hải, trong một thông cáo cho biết họ luôn cung cấp thông tin đầy đủ cho Ủy ban cải cách và phát triển quốc gia (NDRC), cơ quan kế hoạch kinh tế hàng đầu Trung Quốc.

"Từ 2012, GM Thượng Hải luôn luôn chủ động cung cấp và hợp tác với tất cả các cuộc điều tra và nghiên cứu giá cả trong ngành công nghiệp ôtô được thực hiện bởi văn phòng giám sát giá cả và chống độc quyền của NDRC", thông cáo nêu. 

Audi, một hãng con của Volkswagen, cho biết mạng lưới đại lý của liên doanh FAW-Volkswagen ở tỉnh Hồ Bắc vi phạm luật chống độc quyền quốc gia. Liên doanh này đồng ý nộp phạt, thêm vào đó, quy trình quản lý bán hàng và cấu trúc đại lý đang đổi mới để ngăn chặn những lỗi tương tự trong tương lai.

Không chỉ ở Trung Quốc, mức giá thay thế phụ tùng cũng là vấn đề lớn trong nhiều thập kỷ qua ở Mỹ. Các công ty bảo hiểm luôn than phiền rằng các hãng xe gây quá nhiều khó khăn cho người tiêu dùng khi mua phụ tùng thay thế, khiến người tiêu dùng công kích hãng bảo hiểm khi đưa ra mức phí quá cao.

Cuộc điều tra phụ tùng ôtô ở Trung Quốc cũng đóng vào chất kích thích rộng hơn cho người tiêu dùng nước này. Mức giá xe hơi ở nước này có xu hướng cao hơn nhiều so với các thị trường khác, người tiêu dùng có thể dễ dàng thấy bằng cách kiểm tra trực tuyến.

Motorsjp-articleLarge-5091-1407930345.jp

Nhiều hãng nước ngoài bị chính quyền "sờ gáy".

Lý do chính cho sự khác biệt nằm ở các loại thuế mà Trunq Quốc áp lên xe hơi. Bao gồm thuế giá trị gia tăng 17%, thuế nhập khẩu 25% và thuế tiêu dùng phụ thuộc vào dung tích động cơ có thể tới 40% giá bán xe. Nhà quản lý muốn hãng xe nhấn mạnh cho khách hàng biết các mức thuế chứ không chỉ nhìn vào con số tổng thể giá bán sau thuế.

Nhưng thậm chí nếu không bao gồm thuế, ôtô ở Trung Quốc vẫn đắt hơn thị trường khác. Những nhà phân tích công nghiệp xe hơi cho biết bởi sức phát triển quá nóng của kinh tế nên lượng bán xe du lịch và xe tải nhẹ tăng gấp 10 lần kể từ năm 2000, sản xuất thường xuyên thiếu hụt với những mẫu xe phổ biến.

Ở những thị trường khác như châu Âu hay Mỹ, sản lượng dư thừa. Các hãng xe phải chiến đấu với công đoàn để đóng cửa các nhà máy dư thừa, bán nhiều xe với mức giá thấp ở thị trường đó. Mức thuế áp lên xe hơi nhập khẩu của Trung Quốc cao hơn nhiều những thị trường lớn khác, đã khuyến khích các hãng xe từ cố gắp đáp ứng nhu cầu thị trường Trung Quốc sang nhập khẩu xe từ các nhà máy của họ ở nơi khác.

Một số giám đốc công ty đa quốc gia nói rằng họ cảm thấy chính sách chống độc quyền của Trung Quốc gây áp lực theo một cách phân biệt đối xử, với chỉ một vài công ty nội địa dính dáng. Bộ Thương mại Trung Quốc bác bỏ nhận định này vào cuối tuần vừa rồi.

Các hãng xe nội địa Trung Quốc đang mất dần thị phần vào tay các ông lớn nước ngoài, khi người tiêu dùng ngày càng giàu lựa chọn thương hiệu nước ngoài hơn là các mẫu xe giá rẻ nội địa. Việc giới hạn cấp biển số mỗi năm ở Bắc Kinh, Thượng Hải và Quảng Châu cũng khiến nhiều người mua lựa chọn mẫu xe đắt tiền hơn khi họ phải bỏ nhiều công sức chỉ để có được tấm giấy phép. 

Các bài khác
Hỗ Trợ Trực Tuyến
qq chat facebook 0902 249 297
(Mr. Thảo)
qq chat facebook 0933 167 516 - 0913 913 596
(Mr Dũng)